Có lo “thừa” đường?

picture
Việc nhập khẩu đường đang được đề nghị tạm ngừng.

Bộ Công Thương đã chính thức yêu cầu các doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu đường trong năm 2011 tạm ngừng việc nhập để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất trong nước. Song có ý kiến lại cho rằng, nếu việc điều hành này không “khéo” rất có thể lại xảy ra tình trạng khan hiếm đường trước khi vào niên vụ sản xuất mới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất mía đường 2010/2011 diễn ra cuối tuần qua, dự kiến sản lượng đường của toàn ngành sẽ đạt 1,13 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với kế hoạch.

Tính từ 15/9/2010 đến 15/4/2011, các nhà máy đường đã bán ra 569.800 tấn đường, bình quân 81.400 tấn/tháng. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2010 thì lượng tiêu thụ đường trong 4 tháng qua đã tăng 23,1%, nhưng sản lượng đường lại tăng tới 31,8%, đã làm cho tồn kho đường cuối kỳ tăng tới 37%, tương đương khoảng 524.000 tấn.

Nhưng trên thực tế từ tháng 3/2011, giá đường đã giảm khá mạnh và việc tiêu thụ cũng giảm theo. Nguyên nhân của tình trạng trên được Hiệp hội Mía đường cho là do áp lực vốn lưu động để sản xuất lên các nhà máy là quá lớn. Lãi suất quá cao khiến cả nhà máy lẫn thương nhân đều không muốn giữ hàng.

Bên cạnh đó là hàng loạt các thông tin như thuế nhập khẩu đường ngoài AFTA giảm còn 15% kể từ 15/4, Thái Lan vụ mía đường này cũng thắng lớn, quota nhập khẩu 250.000 tấn đường đã cấp phép đang được triển khai đã khiến các thương nhân cũng không vội trong việc mua vào.

Ước tính từ nay đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 6/2011), các nhà máy sẽ sản xuất thêm được khoảng 90.809 tấn. Cộng thêm với lượng đường các doanh nghiệp được cấp quota đã ký hợp đồng, đã mở L/C nhập khẩu đến hết tháng 7/2011 là 70.000 tấn, nâng tổng số đường nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 7 là 123.250 tấn. Như vậy, tổng nguồn cung đường của cả nước cho đến niên vụ mới vào khoảng 685.709 tấn.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, với nhu cầu bình quân 120.000 tấn/tháng, nguồn cung trên đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đến đầu tháng 10/2011 khi các nhà máy mía đường bước vào niên vụ sản xuất mới.

Trước tình hình này, Hiệp hội Mía đường đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngừng nhập số lượng đường đã cấp phép còn lại trong năm 2011 là 126.750 tấn, để hỗ trợ các nhà sản xuất mía đường trong nước tiêu thụ sản phẩm. Mới đây Bộ Công Thương đã chấp thuận yêu cầu này.

Nhưng theo bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ vào khoảng 1,4 triệu tấn đường. Lượng đường sản xuất trong nước cộng với lượng nhập khẩu đã được cấp phép cũng chỉ là vừa đủ.

Còn thực tế hiện nay của ngành đường một phần là do khi giá đường ở mức cao, các nhà máy không mặn mà với các doanh nghiệp thương mại muốn mua hàng nên khi giá xuống các doanh nghiệp này cũng không muốn mua với số lượng lớn.

Bà Sum cũng cho rằng hiện nay lượng tồn kho ở mức trên 500.000 tấn không phải là quá lớn. “Thời điểm này tại các tỉnh phía bắc mỗi ngày đều có từ 2.000 - 3.000 tấn đường được xuất đi Trung Quốc. Nước láng giềng này năm nay theo dự báo đang cần nhập khẩu tới 2 triệu tấn đường. Nếu điều hành không khéo thì sang quý 3/2011, nước ta có thể lại thiếu hụt đường”, bà Sum cảnh báo.

Theo ý kiến riêng của bà Sum thì để cân bằng lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng các nhà máy cần phải cùng nhau xây dựng giá đường cho thị trường trong nước, còn giá trên thế giới chỉ là để tham khảo vì giá này có thể bị một số nhà đầu cơ thao túng.

Về phía nhà máy chỉ nên tập trung vào khâu sản xuất để đưa ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất còn khâu phân phối nên để các doanh nghiệp thương mại như thế sẽ tránh được các chi phí trung gian dẫn đến việc chênh lệch lớn giữa giá bán buôn tại nhà máy và giá bán lẻ trên thị trường như hiện nay.

Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Nhà máy đường Bình Định chia sẻ,  niên vụ này nhà máy sản xuất được 42.000 tấn đường. Nhưng lượng đường đã bán ra là 40.000 tấn, tồn kho chỉ khoảng 2.000 tấn. Theo vị đại diện này giá đường hiện nay các nhà máy bán ra chỉ cần ở mức 17.000 - 17.500 đồng/kg là đã đảm bảo có lãi. Vì vậy, để tiêu thụ sản phẩm các nhà máy cần xem xét tới phương án hạ giá bán.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì cho là trong tình hình hiện nay, ngoài việc tăng cường chống nhập lậu đường, cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự vệ khi thừa cung cục bộ, tức là cho phép họ xuất khẩu lượng đường dư thừa, nhưng sau đó lại cấp phép nhập khẩu đúng bằng lượng đã xuất đi căn cứ vào tình hình cụ thể.

(Theo Vneconomy)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • Hiệu ứng PCI nhìn từ Bắc Ninh
  • Thẻ trả trước tiền điện sẽ được thí điểm đầu tiên tại Tp.HCM
  • Hà Nội thu hồi gần 2.200 tỷ đồng nợ đọng thuế
  • Dự báo CPI tháng 6 sẽ tăng dưới 1%
  • Nghị quyết 11/NQ-CP: “Cỗ xe thép” chặn đà tăng giá !
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Không áp trần lãi suất cho vay'
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu cao su: Đích ngắm 3 tỷ USD
  • Điều hành khéo để tránh cuộc đua lãi suất kiểu bầy đàn
  • Thị trường phát điện cạnh tranh: Vẫn tranh cãi về quyền lợi
  • Quy định mới về thủ tục nhập khẩu ôtô, điện thoại di động (ĐTDĐ): Không sát thực tế, phiến diện!
  • Dồn dập nhập khẩu thịt
  • Việt Nam "tụt" 9 điểm về triển vọng kinh doanh
  • Nếu phải áp trần…
  • Thu phí thẻ ATM: Cần phải tính toán chặt chẽ!
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn